Menu

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Bạn có hiểu đúng về thai kỳ?


Về cú đạp của em bé

Bạn nghĩ rằng một cú đạp của em bé vào thành bụng mẹ rất dễ dàng nhận ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, những chuyển động nhẹ nhàng của bào thai trong bụng chưa chắc đã khiến mẹ nhận ra và còn có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng mẹ đau bụng do các vấn đề tiêu hóa.

Với hầu hết phụ nữ, cảm giác bị “đá” vào bụng sẽ dễ dàng cảm nhận hơn từ tuần lễ thứ 16 của thai kỳ với các “cú đá” ngày càng mạnh mẽ và được cảm nhận rõ ràng hơn theo thời gian. Khi thai nhi lớn dần lên cũng đồng nghĩa với diện tích trong bụng mẹ dành cho bào thai hẹp đi nên mẹ còn có thể cảm nhận được cả bàn tay xinh xắn hay bàn chân của bé di chuyển đến vị trí nào trên bụng mình.


Ngực của mẹ


Trong những ngày đầu mang thai, bạn cảm thấy những triệu chứng đau tức ngực như muốn… chết đi được. Kích cỡ ngực vẫn tiếp tục thay đổi và gây ra nhiều ngạc nhiên cho mẹ đến tận cuối thai kỳ, thậm chí bầu ngực có thể tăng kích cỡ lên tới 2 cỡ áo ngực. Quanh quầng vú mẹ sẽ rộng ra và sẫm màu hơn. Bạn còn có thể nhận ra cả những vùng “nổi da gà” xung quanh bầu vú.
Bạn có hiểu đúng về thai kỳ? - 1
Khi thai nhi lớn dần lên mẹ có thể cảm nhận bàn tay xinh xắn hay bàn chân của bé
di chuyển đến vị trí nào trên bụng mình. (ảnh minh họa)
Bạn còn có thể thấy các vấn đề về rạn da, ngứa và các tĩnh mạch màu xanh xuất hiện trên da và vùng vú. Đến những tháng cuối cùng của thai kỳ, từ vú mẹ có thể rỉ ra chất lỏng màu vàng nhạt, đó là dấu hiệu thông báo rằng cơ thể của bạn đang bắt đầu sản xuất sữa non, một loại sữa giàu dinh dưỡng nhất để nuôi trẻ sơ sinh.

Cảm giác lo sợ có là dấu hiệu bình thường không?


Nhiều bà bầu xuất hiện cảm giác lo sợ khi ngày sinh em bé cận kề, nhất là đối với những ai lần đầu sinh con hoặc đã nghe những câu chuyện sinh khó từ các phụ nữ khác. Khoảng 5% các bà bầu có những nỗi sợ hãi khủng khiếp khi sinh con và không thể quên được, nhưng với những phụ nữ còn lại, họ có thể thực hiện một vài cách đơn giản để vứt bỏ nỗi sợ hãi của bản thân.

Hãy nhớ rằng, cơ thể của bạn đã được “thiết kế” để mang thai và sinh nở nên quá trình sinh con là điều hoàn toàn tự nhiên và không trái với quy luật của tự nhiên. Trong thời kì bầu bí, bạn có thể đọc sách và tìm hiểu về quá trình sinh nở càng nhiều càng tốt để trang bị sẵn kiến thức cho bản thân trước khi ngày trọng đại đến với bạn.

Từ đó, bạn có thể tìm thấy những cách thức tập thở cơ bản để thư giãn và lấy sức trong lúc chuẩn bị sinh và sinh con. Bạn cũng cần có những người bạn và người thân luôn ở bên mình trong thời gian gần đến ngày lâm bồn để có thể động viên bạn vượt qua mọi sự sợ hãi.

Trong lúc cố gắng đẩy em bé ra ngoài, phân có ra theo những cú rặn hay không?


Nhiều phụ nữ có cảm giác xấu hổ vì sợ rằng phân sẽ ra ngoài theo trong lúc họ đang cố gắng rặn đẻ. Nhưng có một tin tốt lành là bạn chẳng cần phải quan tâm lắm đến điều này vì quá trình bạn đẩy em bé ra cũng bằng sự vận động tương tự của các cơ thành ruột.

Vì thế, nếu vấn đề đó có xảy ra đi chăng nữa thì bạn nên yên tâm là bạn đang làm đúng và cứ tiếp tục như thế cho đến khi em bé ra được phía bên ngoài.

Vùng kín của các bà mẹ có trở lại kích thước như cũ sau khi sinh?


Rõ ràng là cơ thể của người phụ nữ được “thiết kế” hoàn chỉnh để thuận lợi cho việc sinh đẻ, âm đạo có thể có giãn, mở rộng suốt thời gian sinh em bé. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn lo ngại rằng âm đạo không thể trở lại kích thước ban đầu, gây nhiều cản trở cho “chuyện ấy” sau này.
Bạn có hiểu đúng về thai kỳ? - 2
Cơ thể của người phụ nữ được “thiết kế” hoàn chỉnh để thuận lợi
cho việc sinh đẻ. (ảnh minh họa)
Sau khi sinh con, bạn có cảm giác âm đạo bị thâm tím và sưng lên, các vết khâu mổ cần có thêm thời gian để hồi phục. Tới khi bạn khỏe lại, bạn vẫn cảm thấy vùng âm đạo của mình chưa được như trước kia, nhưng bạn đừng lo quá vì nó sẽ co lại như cũ theo thời gian.

Các bài tập thể dục vùng khung xương chậu sẽ giúp bạn khôi phục lại nhược điểm này và giúp cho ông xã không nhận thấy điểm gì khác biệt ở bạn.

Nếu bị trĩ, táo bón sau khi sinh thì sao?


 Đó là những “phản ứng phụ” có thể gặp sau khi bạn sinh em bé. Nguyên nhân gây trĩ ở mẹ là do sức nặng của em bé đè lên các tĩnh mạch phía dưới tử cung khiến chúng bị sưng lên. Do đó, bạn thường thấy đau đớn, cảm giác ngứa, rát hoặc thấy có máu chảy ra khi bạn đi ngoài.

Hiện tượng trĩ, táo bón có thể khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn với bạn. Bạn nên uống nhiều nước, đảm bảo chế độ ăn uống nhiều nước, đảm bảo chế độ ăn uống có nhiều chất xơ, và nếu có nhu cầu muốn đi ngoài, hãy đi ngay lập tức chứ đừng cố nhịn hoặc chờ tới thời điểm khác.

Tôi sợ vòng ngực quá nhỏ của mình sẽ không đủ sữa cho con

Hãy yên tâm vì kích thước vòng ngực không ảnh hưởng gì đến lượng sữa cho bé bú. Hoạt động bú, mút kích thích vùng ngực mẹ ở bé sẽ khiến cho sữa ra nhiều hơn. Vì thế, nếu cứ cho bé bú thoải mái theo nhu cầu, bạn sẽ không lo bị mất sữa dù cho kích cỡ vòng ngực của mẹ có như thế nào.
Nguồn: eva.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét