Menu

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Bảo vệ môi trường trong hoạt động GTVT ĐTNT


Thời gian gần đây, vận tải thuỷ phát triển nhanh cả về cơ sở hạ tầng và lực lượng sản xuất vận tải, hỗ trợ đắc lực cho các phương thức vận tải trên bộ. Do tác động của cơ chế thị trường, cùng với việc tăng nhanh khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách theo nhiều hình thức với nhu cầu phục vụ tăng cao, lực lượng phương tiện vận tải thủy cũng phát triển và đa dạng hóa với rất nhiều chủng loại.
Tuy nhiên, với nhu cầu tăng trưởng vận tải thủy ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu của người dân và bắt kịp tiến độ phát triển kinh tế, không tránh khỏi các tác động tiêu cực đến môi trường, từ đó cũng gây ra những tác động ngược lại đối với đời sống cũng như sự phát triển KT-XH.

Cần nhiều biện pháp mạnh bảo vệ môi trường GTVT thủy nội địa.
Cần nhiều biện pháp mạnh bảo vệ môi trường GTVT thủy nội địa.
Khó khăn bảo vệ môi trường giao thông thủy
Hoạt động GTVT thủy nội địa luôn gắn liền với các giai đoạn phát triển KT-XH của đất nước và góp phần tích cực vào hoạt động GTVT. Tuy nhiên, sự hiểu biết pháp luật về môi trường của người tham gia giao thông đường thủy còn thấp. Số lượng và chủng loại phương tiện đa dạng, vì vậy gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung và công tác BVMT của các phương tiện nói riêng.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực GTVT thủy nội địa vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường vẫn còn mang tính đối phó để giải quyết vấn đề thủ tục hơn là chủ động phòng ngừa. Nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ giao thông vận tải thủy chưa trang bị đầy đủ các thiết bị như là hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, giẻ lau dính dầu mỡ, dầu cặn, chất thải nguy hại...; Việc xử lý các chất thải từ hoạt động GTVT đường thủy nội địa đòi hỏi nguồn đầu tư khá lớn, các đơn vị sản xuất, kinh doanh chưa thực sự chú trọng đầu tư, bố trí kinh phí thực hiện công tác BVMT nên việc xử lý chất thải tại một số đơn vị còn chưa triệt để.
Không chỉ có vậy, bộ máy quản lý môi trường ở các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong lĩnh vực ĐTNĐ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BVMT chưa được đầu tư thích đáng, vì vậy việc thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác BVMT trong lĩnh vực này chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn.
Giải pháp hiệu quả bảo vệ tốt môi trường trong hoạt động GTVT thủy
Để công tác BVMT trong hoạt động GTVT thủy nội địa có hiệu quả, thường xuyên và liên tục, thiết nghĩ trong thời gian tới cần quan tâm triển khai các giải pháp chính như:  Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về môi trường liên quan đến hoạt động GTVT thủy nội địa; Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý môi trường từ cơ quan quản lý đến các đơn vị trực thuộc, bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường tại các đơn vị; Tăng cường năng lực thanh tra về kiểm soát môi trường chuyên ngành: trang bị công cụ pháp lý, kỹ năng, kiến thức và trang thiết bị cần thiết cho các lực lượng chức năng; Tổ chức tuyên truyền pháp luật về môi trường tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa; Nhà nước cần cân đối, bố trí kinh phí phù hợp cho công tác quản lý môi trường giao thông đường thủy nội địa.
ThS. Nguyễn Trung Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét