Menu

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Trao giải khu vực chương trình "Qua ống kính trẻ thơ"

Chương trình được tài trợ bởi Tập đoàn Panasonic và vừa được tổ chức tại khách sạn Sheraton Hà Nội.

Ông Naoki Sugiura - Giám đốc Kế hoạch Kinh doanh và Phát triển thương hiệu Công ty Panasonic Việt Nam đã chia sẻ về chương trình này.

Ông Naoki Sugiura – Giám đốc Kế hoạch Kinh doanh và Phát triển thương hiệu, công ty Panasonic Việt Nam.
Ông Naoki Sugiura - Giám đốc Kế hoạch Kinh doanh và Phát triển thương hiệu - Công ty Panasonic Việt Nam.
Panasonic Việt Nam tổ chức chương trình "Qua ống kính trẻ thơ" cho trẻ em Việt Nam và đến nay công ty đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?
- Năm 1920, Panasonic đưa ra khái niệm trách nhiệm của doanh nghiệp "doanh nghiệp với tư cách là một thực thể xã hội, chỉ có thể tồn tại nếu nhận được sự hỗ trợ của xã hội. Vì vậy, đến lượt mình, doanh nghiệp cũng cần phải đóng góp cho xã hội". Đến nay, Panasonic ngày càng tiến hành nhiều hoạt động xã hội trên phạm vi toàn cầu, tập trung vào hai lĩnh vực chính "Phát triển thế hệ tương lai" và "Môi trường" (bên cạnh các viện trợ nhân đạo để khắc phục hậu quả thiên tai).
Để phát triển thế hệ tương lai trong kỷ nguyên kết nối và nối mạng, Panasonic khởi xướng và tổ chức chương trình đào tạo làm phim "Qua ống kính trẻ thơ", trên khắp thế giới và bắt đầu thực hiện ở Việt Năm từ năm 2006. Chương trình nhằm mang lại cho trẻ em Việt Nam cơ hội tiếp xúc với các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại. Qua sáu năm thực hiện chương trình tại Việt Nam, "Qua ống kính trẻ thơ" đã nhận được rất nhiều sự yêu mến, quan tâm từ trẻ em Việt Nam với sự tham gia của khoảng 180 em học sinh từ 31 đội.
Trong quá trình làm phim, các em học sinh Việt Nam không chỉ phát triển được kỹ năng làm phim, mà quan trọng hơn các em hiểu được giá trị của việc làm việc theo nhóm và nâng cao kiến thức về những vấn đề đang và sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hiện nay. Chúng tôi hy vọng chương trình ý nghĩa này sẽ giúp cho khả năng sáng tạo và giao tiếp của các em hoc sinh Việt Nam được phát triển mạnh mẽ hơn.
Ông có cảm nhận gì về trẻ em Việt Nam qua chương trình này?
- Sau sáu năm chương trình được thực hiện tại Việt Nam, qua những bộ phim các em làm, tôi đã được chứng kiến rất nhiều ý tưởng sáng tạo của các em học sinh và tôi cũng rất bất ngờ trước khả năng, cũng như các kiến thức về môi trường, về xã hội các em đã bộc lộ trong quá trình làm phim. Ngoài ra, các em học sinh Việt Nam có một tinh thân đồng đội rất tốt và đoàn kết cùng làm lên tác phẩm của mình. Năm nay, đội Việt Nam đã mang tới lễ trao giải khu vực bộ phim "Một tin nhắn mới". Phim miêu tả một cách sinh động những hậu quả trong tương lai, của việc phụ thuộc hoàn toàn vào tin nhắn và né tránh giao tiếp trực tiếp. Bộ phim thể hiện ý tưởng sáng tạo trong việc phản ánh những nguy cơ của thời đại số hóa và di động ngày nay.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các em ít có cơ hội quay phim ở xa, nên bị hạn chế về không gian và chủ đề làm phim, ngoài ra một số địa điểm bị vướng thủ tục hành chính khiến các em gặp khó khăn khi muốn vào quay phim. Tôi hy vọng có thể khắc phục được những hạn chế này, để tác phẩm của các em sẽ thành công hơn.
Lý do nào Panasonic chọn bộ phim "Mãi mãi là Emily" của đội New Zealand là bộ phim đạt giải cao nhất trong lễ trao giải khu vực lần này?
- Tiêu chí của cuộc thi năm nay đó là khả năng thể hiện và kỹ thuật. Điểm cho khả năng thể hiện bao gồm ý tưởng, kịch bản và và chất lượng của phim dự thưởng, trong khi các yếu tố kỹ thuật quay, âm thanh và biên tập được được cân nhắc cho điểm kỹ thuật.
Bộ phim "Mãi mãi là Emily" của đội New Zealand nói về một cô bé tuổi teen cố gắng vượt qua nối buồn mất người bạn thân nhất. Cô bé đã tìm thấy hy vọng thông qua trải nghiệm "giao tiếp với người đã khuất", nơi tìm ra sự an ủi và hạnh phúc với việc viết ra những suy nghĩ của mình… Phim đã thông qua một quá trình đánh giá nghiêm túc và hoàn toàn độc lập các thành viên trong ban giám khảo gồm đạo diễn Phan Đăng Di - nhà làm phim độc lập đã giành nhiều giải thưởng quốc tế, Trưởng ban biên tập kênh VTV6, kênh truyền hình cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Ông Vincent Poh, nhà làm phim độc lập đến từ Singapore và ông Jackie Tan, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Singapore đều đánh giá cao bộ phim này về cả khả năng thể hiện, cũng như yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, "Mãi mãi là Emily" được lựa chọn là bộ phim chiến thắng trong lễ trao giải khu vực lần này.
Trong lễ trao giải khu vực "Qua ống kính trẻ thơ" lần này, có sự tham gia của các học sinh đến từ 6 nước trong khu vực, Panasonic đã tổ chức những hoạt động gì để tạo thêm cơ hội giao lưu giữa học sinh Việt Nam và học sinh các nước bạn, thưa ông?
- Trong buổi lễ trao giải khu lần này có sự tham gia của các em học sinh từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Singapore và Thái Lan. Chúng tôi đã có tổ chức rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa giữa học sinh Việt Nam và học sinh các nước bạn như tổ chức "Ngày hội giao lưu văn hóa" tại trường Wellspring. Trong chương trình này, các em học sinh sẽ có cơ hội giao lưu với nhau nhiều hơn, thông qua các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Học sinh các nước bạn cũng mang đến các tiết mục văn nghệ được chuẩn bị một cách công phu.
Ngoài ra, các em cũng có cơ hội thảo luận về quá trình làm phim "Qua ống kính trẻ thơ" và những kiến thức các em đã học được trong quá trình làm phim đó... Trong buổi chiều lễ trao giải, chúng tôi đưa các em tới thăm trung tâm Panasonic Risupia Việt Nam. Đây là trung tâm khoa học vật lý, được Panasonic thành lập từ năm 2010 nhằm giúp các em học sinh cùng trải nghiệm sự hấp dẫn của khoa học và toán học, cũng như trải nghiệm phong cách sống mới do Panasonic mang lại.
Chúng tôi cũng tổ chức chuyến đi thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho các em học sinh Việt Nam và quốc tế. Ngoài mục đích để các em có cơ hội giao lưu học hỏi, chúng tôi còn muốn giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam tới học sinh các nước bạn. Chúng tôi thông qua các hoạt động này, các bạn học sinh quốc tế sẽ hiểu thêm về đất nước cũng như con người Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét