Menu

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Keo dán giấy dán tường, dùng keo nào?


Keo dán giấy dán tường nào nên dùng để đảm bảo sức khỏe, vệ sinh và môi trường sống cho chủ nhân ?

Ngày nay cùng với sự du nhập của nhiều dòng Giấy dán tường vào thị trường Việt Nam từ các nước châu á  như : Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc...hay từ các nước phương Tây như : Thụy sĩ, Đức, Anh quốc ...hoặc các dòng giấy đế vải cao cấp nhập khẩu từ Hoa kỳ, Hà Lan, Pháp, Bỉ...đã làm phong phú thêm cho loại vật liệu trang trí bề mặt thay cho sơn tường này. Với xu thế đó, người tiêu dùng có lợi thế được thỏa thích lựa chọn cho mình những style Giấy dán tường theo ý thích và túi tiền đầu tư để trang trí cho không gian sống của chính mình : Phòng ngủ, phòng khách, phòng con trẻ hay các không gian phòng làm việc, phòng đọc sách, thư giãn nghe nhạc...Tuy nhiên có 1 vấn đề nhỏ không thuộc về Giấy dán tường  nhưng lại rất đáng phải quan tâm trong khi đó đa số người tiêu dùng không để ý  đến, hoặc không được người bán hàng tư vấn thêm sâu : Đó là việc sử dụng Keo dán giấy khi thi công. Vậy Keo dán giấy thuộc dạng gì ? Đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng ra sao ?  Khi dùng có ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe  hay không? Để giải quyết được những băn khoăn trên của người tiêu dùng về Keo dán giấy , chúng tôi  xin nêu ra một số các đặc tính sau về Keo dán giấy tường như sau :

 Dạng vật chất của Keo : Keo chuyên dụng dùng để thi công dán Giấy dán tường thường có 2 dạng :

 - Dạng keo bột đậm đặc : được đóng hộp quy cách từ 160-200gr được dùng phổ biến cho Giấy dán tường đế giấy, bề mặt phủ Vinyl, Pvc, trang kim.

  - Dạng keo lỏng đã pha chế ( theo tỷ lệ tiêu chuẩn ), đóng thùng quy cách 2,5 - 5,0 -10 kg/thùng có đặc tính kỹ thuật cao hơn thường được dùng cho các chât liệu Giấy dán tường đế giấy, mặt phủ vải, chất giấy giả da, chất giấy dày mặt phủ Vinyl hoặc các chất liệu giấy được chế xuất từ các vật liệu khác như rơm, cói, đay…chất giấy vải Fabric, Silk thậm chí còn được khuyến nghị dùng cho thi công sàn nhựa PVC  cho căn hộ, sảnh hội trường, phòng họp, hội trường, nhà thi đấu…rất đảm bảo về độ liên kết bám dính và không gây hại tới môi trường và sức khỏe.

 - Ngoài ra còn có thể dùng dạng keo sữa, chế xuất từ mủ cao su được dùng phổ biến chung cho nhiều vật liệu khác nhau, chỉ được dùng thêm cho việc dán giấy dán tường để tăng cường sự bám dính cho các điểm ghép nối, và điểm kết thúc của mỗi trang giấy.

 Xuất xứ Keo dán giấy: Xuất hiện đa dạng như: Giấy dán tường hiện nay trên thị trường nhưng phần lớn từ Trung quốc được nhập về dưới nhiều hình thức, chính ngạch, tiểu ngạch, hàng lậu không rõ xuất xứ, không có kiểm định chất lượng và chứng nhận an toàn môi trường và sức khỏe của nước xuất khẩu nên cũng là 1 thách thức với người tiêu dùng rất khó để nhận biết về sự an toàn của sản phẩm.

  => Từ một vấn đề không ít khi gặp là  bề mặt Giấy dán tường sau  thời gian thi công ngắn đã xuất hiện những đốm lấm tấm màu xanh , đỏ, đen, xám và có hiện tượng loang rộng khắp mảng tường trong khi không có hiện tượng phồng rộp giấy, hoặc bong keo kèm theo, nhiều người đã vội vàng cho rằng nguyên nhân chính là do tường bị thấm ẩm thuộc về xây dựng công trình. Phán đoán này cũng dễ hiểu bởi hiện tượng đó thường xảy ra đối với những công trình xây dựng bị thấm ẩm, nhưng nếu cẩn thận bóc giấy ra để tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên thì phát hiện những trường hợp tường hoàn toàn khô ráo !!! Vậy nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng ố mốc, lấm tấm vết xanh , đỏ, xám đen trên nền giấy dán tường ? Câu trả lời lại là do việc sử dụng Keo dán giấy  không đảm bảo yêu cầu chất lượng. Lý giải cho căn nguyên này là  thành phần chủ yếu tạo lên keo dán giấy là được làm từ bột ngũ cốc, nhưng do không được chú trọng đến khâu tiệt trùng trong sản xuất lên chính loại keo trên khi tồn tại trong điều kiện khí hậu ẩm như Việt nam, dễ bị vi khuẩn, vi sinh vật ngoài không khí tấn công gây lên men, có mùi và làm ố mốc bề mặt giấy như đã đề cập trên, như vậy trong trường hợp này thì chính việc dùng Keo dán giấy không đảm bảo đã gây lên tác hại về môi trường và sức khỏe cho sinh hoạt của chủ nhân, rồi thiệt hại đến kinh tế nếu như không được người bán hàng cam kết bảo hành hoặc cố ý đổ lỗi cho công trình xây dựng bị thấm ẩm. Từ bất cập trên không thuộc về Giấy dán tường mà lại là do Keo dán giấy khuyến cáo cho người tiêu dùng thông thái hãy tìm đến những nhà cung cấp và thi công Giấy dán tường có thương hiệu và uy tín để đảm bảo  cho sức khỏe và môi trường sinh hoạt của chính mình bằng quyền chủ động đưa ra các yêu cầu về việc sử dụng Keo dán giấy được nhập khẩu từ các nước châu âu như keo Bartoline của Anh quốc, keo dán giấy nhập khẩu từ Đức, Hà Lan…vì chắc hẳn nhiều người tiêu dùng  cũng ý thức được tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh và sức khỏe của châu âu được quản lý rất nghiêm ngặt.

Trúc Linh mong muốn rằng với bài viết này sẽ đóng góp thêm thông tin về Keo dán giấy để người tiêu dùng Việt nam có thêm những thông tin hữu ích để tìm đến và sử dụng đúng loại keo giấy dán tường để đảm bảo sức khỏe, vệ sinh và môi trường sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét